Không phải ai cũng có đủ khả năng để mua 1 con mua máy ảnh canon mới với giá khá cao không hề thấp. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những mẹo tậu máy ảnh đã qua sử dụng.Lựa chọn máy ảnh cũĐầu tiên. Thân máy a. Kiểm tra: Ngó hình thức trước, xem có bị sước nhiều không, xem vít có bị toét không. Chụp kiểm tra ở nhiều tình huống ánh sang khác nhau, khẩu độ to, nhỏ... text xem focus có chuẩn không... Check sensor, bead pixel, hot pixel và bụi: Dead pixel là những điểm ảnh không còn, hot pixel là những điểm hình sắp đai và chỉ lúc sensor nóng lên những hot pixel này mới thấy. Hot pixel bình thường có màu xanh, dead pixel màu đỏ. Cách check: chụp 3 bức - Tháo lens ra, đóng nắp body lại, - Chuyển qua hết chế độ bắt nét và đo sang về Manual. - Để ISO khoảng 400 - Set thời gian chụp trong khoảng 10s (để làm sensor nóng lên và để ánh sang check bụi) - Để ISO tới mức thấp nhất có thể. - Chỉnh thời gian chụp độ khoảng 1/20s. - Vào 1 căn phòng thật tối, có thể cho máy vô 1 hộp kín hoặc 1 bao nilon màu đen để bảo đảm không có ánh sáng lọt vào sensor rồi bắt đầu chụp. Chụp thêm 1 tấm nữa để double check. - Chụp xong có thể view ngay liền trên LCD hay tốt nhất là copy vào máy tính để xem rõ hơn. - View hình 10s xem có đốm trắng hoặc vết trầy nào không. View ảnh ở tấm chụp sau (1/20s) xem có đốm đỏ hay xanh nào không, nếu có thì đó có thể là dead pixel hoặc hot pixel. Để chắc chắn đó có phải là dead pixel hay hot pixel không, xem bức hình thứ 3 xem, nếu các đốm đỏ và xanh trùng nhau thì là hot hoặc dead. Check Shutter Count trong exif của file ảnh để xem máy đã chụp bao nhiêu shot rồi. - Máy ảnh nikon:dùng Opanda, khá là chuẩnhttp://www.opanda.com/en/iexif/download.htm - may anh canon:dùng cho Canon có bộ vi xử lý Digic III trở lên Check serial number:nhiều body có số seri của máy trùng với số seri để trên hộp, cũng ko đảm bảo lắm vì cố tình làm nhái ngon. Nên sử dụng phần mềm có thể check serial number như sau: Opanda, Acdsee, DPP... - Check serial No. của ảnh chụp từ body có đúng với Số Serial No. dưới đáy body không? Chụp 1 tấm, cho vào laptop hay PC, dùng phần mềm chuyên dụng xem ảnh, mở hình lên --> vào properties của ảnh --> Exif --> xem mục Serial No. Nếu giống số Serial thì mua, không trùng --> dzọt lẹ (do máy đã sửa chửa và thay mainboard). Chú ý: Nếu như chỉ dùng ACDsee thấy không trùng Serial No. thì cần làm tiếp dùng 1 phần mềm khác để check. b. Bí quyết : Cách tốt hơn cả là nhờ 1 ai rành về máy , vác người đó đi cùng 2.LENS a. Kiểm tra : Thấu kính trước và sau: Xem thật kỹ, soi các chiều xem có bất kỳ dấu trầy, hỏng lớp coating hay không. Nếu có, đừng mua trừ khi giá quá rẻ Mốc,rễ tre - Mốc và rễ tre là kẻ thù của lens. Cách xem: mở khẩu lớn nhất, mở lens xem ngược từ thấu kính trên, nhìn về phía thấu kính đuôi, hướng lens về nguồn sáng, dùng 1 ngón tay ra từ từ qua để phát hiện dấu tích của rể tre, hay vết tích rễ tre ăn hại lớp thấu kính bên trong. - Còn 1 tình trạng nữa mà các bác thợ thường gọi là Mù, nghĩa là lớp keo dán thấu kính bên trong bị đục. Tình trạng này cũng dễ phát hiện nếu bạn làm đúng thao tác bên trên và thấy khi nhìn qua hình ảnh hơi mờ, không trong như bình thường. - Với lens bị rễ tre nhẹ, và là ống prime thì mua, có thể chùi được. - Nếu rễ tre nặng, nên cân nhắc kỹ hoặc nhờ người bán lau trước khi quyết định nên mua hay không. Bụi - Bụi không gây hại, nhưng hơi khó chịu. - Nhưng với lens có weathershield mà có bụi là dấu hiệu của việc không mua. Dấu vết mở lens - Cũng tùy. Nếu các lens zoom bị mở thì phải hỏi rõ ai mở, và người đó có kinh nghiệm cân chỉnh lens hay không. - Với lens prime, theo cá nhân mình là kg quan trọng lắm. Việc mở ra làm vệ sinh cũng tương tự như việc bảo trì xe máy định kỳ thôi. Zoom bị lờn:Tùy cảm nhận cá nhân và tùy lens. lỗi này thường gây khó chịu khi dùng nhưng không phải là dấu hiệu của lens cho ảnh tồi hay không. Lens có dấu hiệu bị rơi, rớt:nếu lens có dấu hiệu móp, trầy, vòng gắn filter bị hư thì nên xem xét cẩn thận hơn. Focus:Kiểm tra rất kỹ, ngay cả với lens MF xem vòng focus có mượt không, có tiếng động lạ khi lấy nét hay không. b. Mẹo vặt Giống như body. cách tốt hơn cả là kiếm 1 ai rành về món này, vác người đó đi theo Nên mang theo 1 cái đèn pin nhỏ để soi kiểm tra kính Nên mua lens vào ban ngày có nắng --> để đem lens ra nắng soi dể thấy các dấu vết về mốc, rẻ tre, mở ốc, v.v.... Nếu ống room, xoay nhẹ vòng room về các phía, áp tai vào nghe tiếng quay của motor. Nếu là Len L, xoa nhẹ tay vào phần code, code phải rõ nét, không nhoè, không mờ khi xoa tay. Chúc các bạn thành công >> Xem thêm: balo máy ảnh